Angkormilk trao tận tay 1.000 thùng sữa cho đại diện chính quyền Thủ đô Phnom Penh để hỗ trợ cho người dân và trẻ em tại các “vùng đỏ” trong những ngày bị cách ly, phong tỏa
Đặt tại khu công nghiệp ở Phnom Penh, nhà máy sữa Angkormilk có đại đa số công nhân viên là người dân Campuchia. Nhà máy vẫn nỗ lực duy trì sản xuất và tuân thủ chặt chẽ những quy định phòng chống Covid-19 tại Campuchia, nhằm đảm bảo duy trì việc cung ứng sản phẩm dinh dưỡng cho người dân. Đồng thời, Angkormilk còn chung tay hỗ trợ các sản phẩm sữa giàu dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của người dân, từ trẻ em cho đến người lớn tuổi.
Công tác giao nhận sữa cho chính quyền Phnom Penh được nhà máy Angkormilk thực hiện cẩn trọng theo quy định phòng dịch Covid-19
Sau khi tiếp nhận 1.000 thùng sữa từ nhà máy sữa Angkormilk, Đô chính Phnom Penh sẽ phân bổ lại cho các hộ dân trong “vùng đỏ”, để hỗ trợ lương thực thực phẩm cho người dân trong thời gian bị phong tỏa, cấm đi lại vì phòng dịch.
Các chuyến xe của Angkormilk kịp thời mang sữa đến các “vùng đỏ” tại Thủ đô Phnom Penh
Trước đó, trong năm 2020, Angkormilk cũng đã cùng với Ban Chấp hành Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VBCC) tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ khác cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và người Campuchia gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Ông Đoàn Quốc Khánh - Giám đốc Nhà máy Angkormilk chia sẻ: “Hưởng ứng chủ trương về việc tích cực thực hiện chương trình đồng hành với Chính phủ, hỗ trợ người dân trong dịch bệnh của toàn tập đoàn, Angkormilk đã nhanh chóng được chấp thuận các đề xuất về hỗ trợ sản phẩm, tiền mặt cho Chính phủ và người dân đang bị ảnh hưởng bởi dịch, trong đó cũng có rất nhiều đồng bào người Việt hiện đang sống và làm việc tại Campuchia.”
Nhà máy sữa Angkormilk được Vinamilk đầu tư xây dựng và khánh thành tại Thủ đô Phnom Penh vào năm 2016 với tổng vốn đầu tư đến hiện tại là 28,7 triệu USD. Nhà máy có 500 nhân viên và được tiêm phòng vắc-xin theo chương trình của Chính phủ dành cho các cơ sở đơn vị trong các khu công nghiệp. Với sự nỗ lực để đảm bảo về việc làm, an toàn phòng dịch cho nhân viên, người lao động, năm 2020, Angkormilk đã ghi nhận doanh thu tăng trưởng 20% so với năm 2019.
Tuyết Nhung
" alt="Công ty con của Vinamilk tại Campuchia tặng 48.000 hộp sữa cho người dân ‘vùng đỏ’" />Công ty con của Vinamilk tại Campuchia tặng 48.000 hộp sữa cho người dân ‘vùng đỏ’
Khi con gái được 7 tuổi, kinh tế ổn định, gia đình hai bên thúc giục, chồng tôi mới đồng ý để tôi mang thai con thứ hai. Từ khi tôi mang thai, anh chăm sóc khá chu đáo. Tuyệt nhiên tôi không nhận thấy sự khác lạ nào từ chồng mình cho đến ngày chuyện ngoại tình của anh bị bại lộ.
Thật đáng buồn, tôi biết được điều này lại do một người khác nói ra chứ không phải bản thân tôi cảm nhận được sự thay đổi của chồng.
Người qua lại với anh là cô nhân viên cùng công ty. Cô ta khá xinh xắn, ít tuổi hơn chồng tôi rất nhiều. Là nhân viên mới vào nên cô được chồng tôi giúp đỡ, tạo điều kiện. Làm việc chung, lâu dần, họ nảy sinh tình cảm với nhau.
Cô ta không đòi hỏi chồng tôi nhiều về vật chất, trái lại cô ta yêu cầu chồng tôi sự quan tâm, tình cảm. Vì vậy anh rất trân trọng người tình của mình. Từ tin nhắn trong điện thoại của chồng, tôi biết được họ gặp nhau từ 2 năm trước và cũng từng đó thời gian họ tán tỉnh, hẹn hò với nhau nhưng tôi không hề hay biết.
Đây cũng là khoảng thời gian, tôi ngỏ ý muốn sinh thêm con nhưng chồng tôi không đồng ý. Hóa ra, anh bận đưa cô ta đi ăn uống, du lịch, bận nghĩ cách để hài lòng gái trẻ. Cũng có thể, anh không muốn tôi có thai vì sợ làm cô ta buồn.
Gần đây, gia đình nhà chồng tôi giục chúng tôi sinh thêm con vì bên nội "khát" cháu trai do anh là con trai trưởng. Bị bố mẹ thúc giục, anh mới chịu sinh thêm con với tôi. Trước khi quyết định sinh thêm con, anh còn hỏi ý kiến cô ấy. Trong đoạn chat của 2 người, anh nói rằng đây là việc gia đình ép buộc, bản thân anh đã hết tình cảm với tôi và anh làm mọi chuyện là vì trách nhiệm.
Để an ủi người tình, anh còn đặt chuyến đi chơi riêng tại Đà Lạt cho 2 người. Cô gái kia nguôi ngoai, chồng tôi mới đồng ý sinh thêm con. Những lý do lo cho sức khỏe của tôi, muốn tôi có thời gian chăm sóc tốt cho con gái đầu… tất cả là giả dối.
Chuyện ngoại tình của chồng vỡ lở, tôi làm ầm lên giữa lúc có mặt đầy đủ 2 nhà nội, ngoại. Bố mẹ chồng tôi khóc lóc, khuyên nhủ tôi hãy nghĩ đến cái thai trong bụng, còn mọi chuyện để ông bà xử lý. Ngay trước mặt nhiều người, bố chồng tôi yêu cầu con trai chấm dứt mọi chuyện với người tình và xin lỗi vợ. Chồng tôi ra điều hối lỗi nhưng lòng tôi đã nguội lạnh.
Ngay hôm đó, tôi dọn đồ đạc và đưa con gái về nhà mẹ đẻ ở tạm một thời gian. Được bố mẹ, các anh chị em khuyên nhủ, lòng tôi vẫn chưa hết xót xa. Cái thai trong bụng tôi đã hơn 3 tháng, con gái đầu mới 7 tuổi, lựa chọn lối đi nào cũng thật đau đớn. Nhiều người khuyên tôi tạm bỏ qua, chờ ngày sinh nở để “mẹ tròn con vuông” nhưng nghĩ đến cảnh ngày ngày nhìn mặt người chồng phản bội đó, tôi không cam lòng.
Mấy nay anh ta liên tục nhắn tin, gọi điện nhưng tôi vẫn im lặng. Tôi nên làm gì để có dũng khí bước tiếp vào lúc này?
Độc giả Lê TT
Sếp cố tình 'đụng chạm' vợ nhưng chồng tôi im lặng
Tôi khó chịu thật sự, tối đó, tôi nói với chồng rằng sếp của anh có vấn đề. Anh lại an ủi tôi bỏ qua bởi giờ anh mới về công ty, cần ông ấy nâng đỡ.
" alt="Chồng ngoại tình, giờ muốn sinh con phải ‘xin phép’ người tình" />Chồng ngoại tình, giờ muốn sinh con phải ‘xin phép’ người tình
Tỷ lệ công dân trên 65 tuổi của nước này tăng từ 8,9% vào năm 2010 lên 13,5% vào năm 2020. Ảnh: Reuters
Giữa cuộc tổng điều tra lần trước và lần này, chính phủ Trung Quốc đã loại bỏ chính sách một con khét tiếng của mình, nâng giới hạn lên 2 con, nhưng chính sách mới không có tác động nhiều.
Tiến sĩ Ye Liu, giảng viên cấp cao về phát triển quốc tế tại Đại học King’s College London cho rằng giới hạn 2 con là một “chính sách giá rẻ”.
“Chính phủ dỡ bỏ hạn ngạch sinh đẻ mà không đưa ra bất kỳ cam kết nào. Vì vậy, về cơ bản, họ đã chuyển trách nhiệm cho người dân, đặc biệt là phụ nữ”.
Với cam kết tăng tuổi nghỉ hưu, phụ nữ sẽ càng khó khăn hơn trong việc trông cậy vào ông bà trong việc hỗ trợ chăm sóc con cái.
Tiến sĩ Lu cũng đề xuất chấm dứt mọi giới hạn sinh đẻ, để “tự do hoá hoàn toàn và khuyến khích sinh con”, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho phụ nữ.
Có một số điều không thể thay đổi. Bà Yen-hsin Alice Cheng, phó giáo sư tại Academica Sinica (Đài Loan) nhận định: “Đó là áp lực của cha mẹ đối với cuộc sống của thế hệ trẻ. Nhưng thế hệ trẻ lại cảm thấy họ đang phải đối mặt với một loạt bất ổn và rủi ro hoàn toàn khác, cũng như các rủi ro và sự cạnh tranh khó khăn từ thị trường lao động. Không phải họ không muốn có gia đình mà là mọi thứ ngày càng khó khăn”.
Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là thời gian khi mà người trẻ ở Đông Á vẫn cảm thấy cần phải hiếu thảo và không yên tâm khi đi ngược lại mong muốn của cha mẹ.
Dữ liệu điều tra dân số cũng cho thấy sự gia tăng dân số di cư từ nông thôn đến thành thị và giảm quy mô hộ gia đình trung bình xuống còn 2,62 người - cái mà bà Ning cho rằng phản ánh “sự di chuyển dân số ngày càng tăng” và cải thiện vấn đề nhà ở, cho phép người trẻ ra ở riêng.
Nhiều phụ nữ trẻ Trung Quốc chọn không sinh con hoặc sinh ít con vì các lý do kinh tế, xã hội. Ảnh: Xinhua
Giáo sư Carl Minzner, giáo sư luật tại ĐH Fordham, cho biết các dữ liệu phù hợp với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng của Trung Quốc, nhưng cũng có những lo ngại về việc liệu bộ phận dân số di cư có trở thành “công dân hạng 2” hay không.
“Câu hỏi thực sự là liệu họ có được hưởng các dịch vụ xã hội và giáo dục bình đẳng với dân cư thành thị hay không?”
Antonia, một nhân viên pháp lý ở Thượng Hải nhận ra rằng cô không muốn sinh con khoảng 6-7 năm trước. Cô gái 34 tuổi này yêu trẻ con và khi còn trẻ, cô luôn tưởng tượng ra việc sẽ sinh ra những đứa con đáng yêu. Nhưng càng trưởng thành, cô càng thấy cuộc sống bất công. Cô bắt đầu gạt bỏ những áp lực của gia đình, xã hội và chính phủ về việc trở thành một bà mẹ.
“Càng ngày tôi càng nghĩ: Đây không phải là cuộc sống mà tôi muốn. Tôi đã có một lựa chọn”.
Antonia - người tự mô tả mình là một nhà nữ quyền và thuộc tầng lớp lao động - quyết định không sinh con vì những lý do liên quan đến các yếu tố đã được phân tích: Tính linh động của xã hội bị đình trệ, sinh hoạt phí cao, dịch vụ chăm sóc trẻ công lập hiếm hoi và phân biệt đối xử ở công sở.
Nhiều người phụ nữ như Antonia đang từ chối những hệ quả mà việc làm cha mẹ đặt lên cơ thể, sự nghiệp và cuộc sống riêng tư của họ nặng nề hơn so với người đàn ông.
“Thành thật mà nói, tôi nghĩ nếu chính phủ muốn người dân sinh thêm con, việc của họ là phải giúp chúng tôi có cuộc sống thoải mái hơn”.
“Sinh con không phải là nghĩa vụ của chúng tôi” - Antonia nói.
Nguyễn Thảo(Theo The Guardian)
Trung Quốc 'khốn đốn' vì dân số, giáo sư đề xuất chính sách 'một vợ nhiều chồng'
Trong 3 năm qua, Trung Quốc đã nỗ lực đảo ngược sự thiếu cân bằng giới tính nghiêm trọng gây ra bởi chính sách một con và đang khuyến khích các cặp đôi sinh nhiều con hơn.
" alt="Phụ nữ Trung Quốc: ‘Sinh con không phải nghĩa vụ của chúng tôi’" />
...[详细]
Công việc nhà sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu các thành viên trong gia đình biết san sẻ công việc với nhau. Mặc dù việc nhà thường do người phụ nữ chịu trách nhiệm nhưng nếu như người chồng cũng chung sức giúp đỡ vợ dọn dẹp hoặc đôi khi là rửa chén, quét dọn, nhặt rau phụ giúp cho vợ mình.
Đối với con đã lớn thì ba mẹ có thể phân công cho con một số đầu việc như lau bàn ăn phụ giúp ba mẹ, dạy con cách rửa chén bát, cắm cơm phụ giúp. Việc cùng nhau làm việc nhà sẽ khiến các thành viên trong gia đình có trách nhiệm và bày tỏ được tầm quan trọng của mình trong việc làm ấm không khí gia đình. Căn bếp nhỏ bé nhờ thế sẽ trở nên ấm cúng hơn.
4. Tạo sự đồng thuận trong gia đình
Trong một gia đình, mỗi người một tính cách khác nhau nếu như không có sự đồng thuận, tôn trọng và lắng nghe nhau thì tình cảm gia đình sớm muộn cũng bị phai nhạt. Vậy nên điều quan trọng là gia đình cần phải có tiếng nói chung.
Từ trước tới nay, người đàn ông trong gia đình luôn là người đưa ra quyết định hầu như tất cả mọi việc trong nhà. Cũng có nhiều người chồng bàn luận với vợ của mình trước khi ra quyết định.
Nếu vợ hoặc chồng không tham khảo ý kiến của các thành viên khác mà tự đưa ra quyết định, sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột giữa vợ chồng. Ngoài ra các thành viên trong gia đình cũng thấy được tầm quan trọng của mình trong gia đình và có trách nhiệm hơn.
5. Gia đình là số 1
Gia đình luôn là nơi an toàn và hạnh phúc nhất. Coi trọng gia đình là số một dù bạn có bận trăm công nghìn việc như thế nào thì hãy luôn nhớ dành thời gian nhiều nhất có thể cho gia đình.
Hãy ví như bạn đang chăm sóc một cái cây, nếu như bạn bỏ bê quên tưới nước và bổ sung dinh dưỡng cho cây, làm mới đất thường xuyên thì cây lâu ngày cũng sẽ bị khô héo mà tàn lụi. Vậy nên thay vào đó, bạn hãy chăm bẵm nó mỗi ngày, chăm sóc, tưới tắm để cây lớn mạnh và ra nhiều trái ngọt.
Hãy “tưới tắm” cho gia đình mỗi ngày bằng chính tình yêu thương và sự quan tâm tới các thành viên. Có khi đơn giản là câu nói mỗi buổi sáng “Chúc chồng/vợ một ngày mới tốt lành!” đã đủ để chúng ta vui cả ngày. Hạnh phúc đơn giản là những điều nhỏ bé xung quanh chúng ta. Đối với mỗi người, gia đình luôn giữ vị trí số 1.
Theo VOV
Gia đình Mỹ nhận nuôi 7 đứa trẻ mồ côi
Sau khi biết bố mẹ của 7 đứa trẻ đã qua đời trong một vụ tai nạn ô tô, cặp vợ chồng Pam và Gary Willis quyết định đón tất cả về chăm sóc.
" alt="Những cách đơn giản giúp tình cảm gia đình thêm gắn bó" />
...[详细]
Xóm trọ đối diện cổng chính Bệnh viện K Tân Triều là nơi tá túc của hàng trăm bệnh nhân.
Thu mình trên chiếc giường đơn ngồi xem tin tức, chị Phạm Thị Thương (40 tuổi, quê Bắc Giang) cho hay, từ lúc biết tin bệnh viện K bị phong tỏa, bệnh nhân, người nhà ai cũng bất ngờ và không khỏi lo lắng trước tình hình của dịch bệnh. Bệnh ung thư tiến triển nhanh lắm, chậm xạ trị ngày nào thì xem như thời gian sống rút ngắn đi ngày đó.
Trong quá trình thực hiện phác đồ điều trị, nếu bị gián đoạn bệnh nhân sẽ rất mệt mỏi và mất nhiều thời gian, nên nhận được thông tin phải tạm dừng và không được vào viện điều trị, chị Thương và các bệnh nhân trong khu trọ hoang mang, lo lắng. Chiếc điện thoại di động lúc nào cũng đổ chuông, khi thì người nhà, khi thì bạn bè của chị gọi xuống hỏi thăm sức khỏe và tình hình dịch bệnh.
Dứt lời, chị Thương vội vàng lướt chiếc điện thoại xem tin tức. Chị thở dài nói, trước ngày bệnh viện bị phong tỏa, chị vào viện lấy máu để ngày hôm sau đến truyền thuốc. Nhưng chưa kịp điều trị thì bệnh viện đã bị phong tỏa, những bệnh nhân không trong diện cách ly như chị Thương phải tạm dừng liệu trình điều trị và không được vào bệnh viện.
Từ khi Bệnh viện K bị phong tỏa, "xóm ung thư" vắng bóng người qua lại.
Ánh mắt lo lắng, chị Thương cho hay: "Nghe báo, đài thông tin về tình hình dịch mà tôi "đứng ngồi không yên" vừa sốt ruột, vừa bất an. Một số bệnh nhân sau khi nghe tin bệnh viện có ca dương tính đã được người nhà đưa về quê. Nhưng trong thời điểm này, về quê không hẳn đã an toàn, bởi quá trình di chuyển cũng có nguy cơ lây lan dịch. Thay vì về quê, tôi chấp nhận ở lại đây đợi thông báo của bác sĩ".
Chị Thương đang cập nhật tin tức về dịch bệnh.
"Dù ở lại đây chờ đợi rất mệt mỏi, chi phí ăn uống, nhà trọ tốn kém nhưng dịch bệnh bùng phát bất ngờ nên không tránh được. Bây giờ về hay ở cũng chỉ có vậy, thậm chí về nhà còn nguy hiểm hơn, nên tôi chấp nhận ở lại đây tự cách ly cho bản thân và cho gia đình ở quê", chị Thương nói thêm.
Ngồi kế bên chị Thương, bà Xuyên (quê Thái Bình) bị ung thư vòm họng suốt nhiều năm nay. Hướng ánh mắt về chiếc tivi, bà Xuyên thất thần vuốt vội mái tóc, buồn bã nói, căn bệnh ung thư dường như là "bản án tử", không được chữa trị kịp thời thì sẽ bị di căn sang bệnh khác rất nguy hiểm.
Dù không thuộc diện cách ly, nhưng có liên quan đến bệnh viện K nên bà Xuyên ngỏ ý với con dâu ở lại nhà trọ vừa tự cách ly, mà vẫn nghe ngóng được thông tin của bệnh viện. Tuy ở lại sẽ rất tốn kém, nhưng hai mẹ con bà Xuyên vẫn nhất quyết không về.
Bà Xuyên trong khu nhà trọ đối diện bệnh viện K.
"Giờ có về thì chúng tôi cũng phải cách ly tại nhà. Biết là thời gian sẽ lâu để được điều trị tiếp, nhưng tôi vẫn hy vọng bệnh viện sớm kiểm soát được dịch để bệnh nhân như tôi được điều trị tiếp. Hiện tại, tôi mới điều trị được 22 mũi xạ vẫn còn 8 mũi nữa. Để lâu nó lại phát triển nên về quê bây giờ tôi không an tâm, nhỡ đang cách ly mà có thông báo của bác sĩ đến điều trị thì lại không kịp", bà Xuyên trầm ngâm chia sẻ.
Nhìn những người trong xóm trọ lần lượt chạy dịch, chị Thương, bà Xuyên và những bệnh nhân trong xóm trọ đều có phần bất an, lo lắng nhưng họ quyết định ở lại theo dõi tình hình sức khỏe và chờ cơ hội được tiếp tục điều trị bệnh. Với họ điều mong mỏi bây giờ là bệnh dịch nhanh chóng qua đi để những người bệnh được quay lại điều trị sớm.
Theo Dân Trí
Bà mẹ ba con ở Hà Nội: 'Tôi biết ơn căn bệnh ung thư'
Mắc bệnh ung thư trực tràng nhưng Đinh Khuyên lại cho rằng, chị biết ơn căn bệnh này vì đã cho chị nhận ra nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.
" alt="Bệnh nhân 'xóm ung thư' đứng ngồi không yên chờ ngày quay lại bệnh viện" />
...[详细]